Âm thanh loa karaoke

Nơi mua sắm tin cậy

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

Nguyên nhân nào khiến loa karaoke bị cháy?

Loa karaoke là một thiết bị quan trọng trong dàn âm thanh. Tuy nhiên, trường lợp loa karaoke bị cháy không phải là hiếm gặp. Việc loa karaoke bị cháy đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không nhất thiết là đến từ chất lượng hay độ bền của loa. Phần lớn nguyên nhân dẫn tới hiện tượng cháy loa karaoke là đến từ những thói quen sử dụng chưa đúng của người dùng. Loakaraoke xin gửi tới bạn những thông tin hữu ích để có thể bảo vệ được loa karaoke nhà mình tốt nhất



Nguyên nhân và cách khắc phục loa karaoke bị lỗi

Những tiếng hú, tiếng động bất chợt ở loa karaoke

Tiếng hú rít trong dàn karaoke có thể khiến loa của bạn bị tổn hại nghiêm trọng. Càng hú nhiều, loa càng dễ bị hư. Khi tiếng hú phát ra thì cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt rất nhanh chóng và không kịp toả ra môi trường quanh nên dẫn tới hư hỏng. Điều này còn có thể gây hại cho cả toàn bộ dàn karaoke gia đình của bạn.



Những tiếng động lớn đột ngột hay tắt mở thiết bị không theo thứ tự cũng là nguyên nhân gây cháy loa. Chúng ta phải luôn tuân thủ theo nguyên tắc vận hành của hệ thống âm thanh. Đặc biệt bạn phải tránh tình trạng rút jack cắm, chạm dây, rớt mic... gây ra tiếng động lớn trong khi hệ thống âm thanh đang hoạt động. Để được an toàn trong việc tắt mở và khởi động thiết bị trong bộ dàn, bạn nên dùng bộ cấp nguồn tuần tự.

Phân tần số cho loa karaoke không phù hợp

Đối với những dàn âm thanh karaoke sử dụng nhiều loa chuyên dụng cho từng tần số khác nhau, bạn phải luôn luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa. Nếu phân tần số mid, treble quá thấp hoặc amlpy tải loa treble quá lớn, cũng gây nên tình trạng cháy loa. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng thiết bị phân tần crossover riêng biệt hoặc để tiện lợi hơn bạn nên sử dụng thiết bị vang số

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

Những mẹo vặt cần lưu ý khi mua loa karaoke giá rẻ cho dàn âm thanh gia đình

Loa karaoke chính là thiết bị quan trọng nhất của dàn âm thanh gia đình bởi vì nó quyết định đến chất lượng của cả dàn. Chính vì vậy mà việc lựa chọn loa karaoke giá rẻ phù hợp cũng phải cân nhắc cẩn thận. Loakaraoke xin gửi tới bạn bài viết: Những mẹo vặt cần lưu ý khi mua loa karaoke giá rẻ cho dàn âm thanh gia đình để có thêm những thông tin hữu ích nhất cho mình. 


Kích thước - Kiểu dáng của loa karaoke giá rẻ

Có rất nhiều người khi chọn loa karaoke thì họ thường hay để ý đến kích thước và kiểu dáng đầu tiên. Loa karaoke không chỉ được đặt gọn vào vị trí nào đó của không gian trong nhà, mà có thể trở thành điểm nổi bật, ,…

Thế nhưng kích thước & kiểu dáng là yếu bạn nên quan tâm, bạn không thể đặt một bộ loa karaoke khá đơn điệu bên cạch bộ nội thất sang trọng hay quá chật hẹp khi đặt loa cạnh các bộ nội thất khác, hãy tạo không gian thoải mái cho chiếc loa để nó có thể phát huy được sức mạnh của mình.

Kết hợp ăn ý của loa karaoke giá rẻ với dàn âm thanh

Bạn phải để ý đến độ nhạy của loa đầu tiên vì đó là độ lớn âm thanh mà loa karaoke có thể phát ra khi kết hợp với amply nhất định. Độ nhạy của loa được đo bằng mức nén âm thanh từ khoảng cách 1m khi loa karaoke được cấp 1W.

Ví dụ loa karaoke bạn có độ nhạy là 80dB, bạn muốn âm thanh phát ra ở mức 100dB thì sẽ phải cần mức công suất là 100W nhưng nếu loa có độ nhạy là 95dB thì chỉ cần 3W để đưa ra mức âm thanh như trên. Độ nhạy của loa karaoke cứ giảm 3dB thì phải cần ampli có mức công suất cao gấp đôi thì mới đưa được ra mức âm thanh tương tự. Vì vậy để dễ dàng phối hợp với các loại amply bạn nên lựa chọn những chiếc loa karaoke có độ nhạy trên 90dB nhé.



Ngoài độ nhạy thì điều thứ 2 bạn cần để ý đó là trở kháng của loa, nếu bạn chọn loa karaoke có trở kháng thấp thì chiếc ampli kết hợp với nó cũng phải có trở kháng thấp kèm theo đó là công suất phải cao. Bạn nên xem kỹ amply của mình ở nhà trước khi chọn mua loa nhé.

Sở thích nghe nhạc

Loa karaoke giá rẻ có chất âm hay là loa có biểu diễn xuất sắc ở mọi thể loại nhạc từ giao hưởng thính phòng cho tới nhạc rock… Nhưng không phải ai cũng đủ khả năng và may mắn để sở hữu được những chiếc loa karaoke như vậy, nên chúng ta sẽ đưa ra các lựa chọn ưu tiên để làm cơ sở khi lựa chọn. Nếu bạn yêu thích dòng nhạc rock thì cần loa có độ động lớn, độ mở tần số thấp cao và tiếng bass chắc nên chọn loa karaoke với kích thước lớn, loa thùng hay loa dạng cột, còn nếu ngược lại bạn thích nghe nhạc hòa tấu nhẹ nhàng và không gian không quá lớn thì loa book-shelf là sự lựa chọn cực kỳ tuyệt vời cho bạn.

Do vậy bạn nên tìm hiểu kỹ những dòng loa phù hợp với sở thích của mình và khi đi mua loa karaoke bạn nên chuẩn bị sẵn vài bài hát thuộc thể loại mình ưa thích để thử và từ đó có thể đưa ra được quyết định chính xác nhất cho mình.

Thương hiệu loa karaoke giá rẻ

Nhìn chung, các sản phẩm của những hãng nổi tiếng chuyên về loa karaoke thường có chất lượng vượt trội hơn các hãng sản xuất nhiều loại thiết bị âm thanh khác nhau. Đa số những hãng đa năng này, đôi khi việc sản xuất loa karaoke chỉ là để lấp đi những lỗ trống trong dây chuyền sản xuất hay là những tên tuổi lớn nhưng đã không còn đủ sức cạnh tranh nữa. Và cũng không ít công ty từ bỏ tiêu chí chất lượng để đi theo lợi nhuận hoặc đã bị các tập đoàn đa quốc gia khác mua lại, họ chủ yếu muốn khai thác tính thương hiệu có sẵn và gia tăng lợi nhuận của mình nên sẽ có trường hợp loa karaoke của thương hiệu nổi tiếng mà chất lượng chỉ ở mức bình thường.



Do vậy thương hiệu cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn loa karaoke, nhưng cũng đừng phí tiền quá chỉ vì thương hiệu.

Trải nghiệm thực tế sản phẩm

Sau khi tìm hiểu và lựa chọn hoàn tất thì là lúc bạn cần ra ngoài và trải nghiệm nó, đây là công việc quan trọng nhất khi mua loa karaoke giá rẻ. Không nên mua loa ngay khi mà bạn chưa hề nghe thử nó. Cũng đừng vội vàng mua ngay cặp loa mình thích mà hãy trải nghiệm thêm chiếc loa khác rồi đưa ra quyết định.

Ngoài các yếu tố trên thì một lưu ý nhỏ nữa dành cho bạn đó là chất lượng của loa và dàn âm thanh mà bạn nghe thử có giống hệ thống của mình ở nhà hay không. Nhiều khi bạn nghe ở cửa hàng thì rất hay nhưng mang về thì đầy thất vọng. Do đó hãy kiểm tra và hỏi kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé, chúc bạn thành công.



Nếu bạn muốn sở hữu những chiếc loa karaoke giá rẻ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Loakaraoke tự hào là đơn vị cung cấp những thiết bị âm thanh uy tin trên toàn quốc. Chúng tôi có một đội ngũ nhân viến chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệp cũng với những chế độ bảo hành uy tín, dài hạn. 

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

Các sửa những lỗi hư hỏng nhẹ của loa karaoke

Loa karaoke là một thiết bị không thể thiếu trong dàn âm thanh của bạn. Đây cũng là thiết bị được những nhiều người mạnh tay đầu tư nhất vì nó quyết định độ hay của âm thanh. Chính vì vậy, bất cứ khi nào loa có dấu hiệu hỏng thì rất nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng và nhanh chóng gọi người đến sửa. Tuy nhiên, bạn có thể rơi vào tình trạng thợ có thể đổi một vài chi tiết trong loa hoặc có thể lấy giá sửa cao trong khi loa chỉ bị hỏng nhẹ nếu không cảnh giác. Thế nên, Nếu loa của bạn bị hỏng thì đừng vội đưa đến thợ sữa chữa ngay. Hãy tham khảo những cách tự khắc phục một vài hỏng hóc nhỏ của loa karaoke thông qua bài viết dưới đây: 




Lỗi và cách khắc phục lỗi loa karaoke

Đứt dây dẫn động
Hư hỏng thường thấy là do khi phát âm, màng giấy di động từ trong ra ngoài, nếu vặn volume ở mức cao, những rung động càng lớn khiến cho dây dẫn từ trạm hàn cố định đến trạm hàn di động bị đứt. Gặp trường hợp trên, bạn hãy thay bằng một sợi dây mềm khác có kích thước dài hơn sợi dây cũ. Như vậy, màng loa sẽ thoải mái rung động mà không sợ bị đứt dây.

Lệch vị trí khối nam châm vĩnh cửu
Do lâu ngày, chất keo kết dính bong ra, những rung động lúc loa karaoke đang phát làm cho khối nam châm lệch khỏi vị trí cũ, âm thanh bị nhỏ đi. Biện pháp khắc phục hư hỏng này là bạn tháo hẳn nam châm ra, dùng giấy giáp đánh sạch lớp keo cũ (cả trên bề mặt của khối sắt), sau đó dùng keo 502 dán lại. Lúc dán phải nhanh tay, nếu keo khô rồi mà khối nam châm bị đặt nằm lệch tâm thì rất khó tháo ra (dễ bị bể nát).


Bảo quản dàn karaoke đúng cách

Việc sử dụng dàn karaoke hợp lí sẽ giúp cho tuổi thọ của dàn karaoke được đảm bảo. Việc đầu tiên khi sử dụng đó là bạn nên đảm bảo thiết bị được sắp xếp hợp lí.
Khi bạn đặt chồng cách thiết bị lên nhau, đặt trong tủ hoặc đặt ở nơi dễ tích tụ nhiệt độ, nhiệt lượng tỏa ra từ amply, đầu đĩa… sẽ tăng nhanh (do công suất loa đài rất lớn), nếu dùng như thế trong 1 khoảng thời gian, thiết bị sẽ dễ dàng bị hỏng hóc.
Vì thế cần đặt thiết bị trong 1 không gian thoáng mát, có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ tỏa nhiệt để đảm bảo chất lượng dàn âm thanh. Trường hợp đặt chồng các thiết bị lên nhau, nên có chân để tạo khe hở giúp thoát khí.
Dàn karaoke nên được đặt trong môi trường không chứa ánh nắng, nhưng cũng không ẩm ướt. Tác động của ánh sáng mặt trời sẽ khiến màng loa nhanh đổi màu dẫn tới hỏng hóc nhanh chóng, dĩ nhiên tình trạng này đã được khắc phục vì các nhà sản xuất đã bán loa đi kèm với lưới che.

Hy vọng bải viết này của chúng tôi sẽ đem tới cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu muốn sở hữu những thiết bị âm thanh chất lượng với giá tốt nhất hãy liên hệ với Loakaraoke. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp những sản phẩm tốt nhất trên toàn quốc. Ngoài ra bạn sẽ nhận được một dịch vụ chăm sóc khách hãng tận tình cùng chế độ bảo hành uy tín, dài hạn. 

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2019

Cách sửa chữa và bảo trì amply karaoke tốt nhất

Trong dàn âm thanh, amply là một thiết bị quan trọng. Bởi nó quyết đinh trực tiếp đến chất lượng âm thanh của dàn. Nếu bạn muốn có một dàn karaoke hát hay thì chắc chắn sẽ phải đầu tư cho mình một amply chất lượng tốt. Và để làm được điều đó, hãy dành ra một vài phút để đọc bài viết này. Chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích trong việc sửa chữa và bảo trì amply karaoke

Thứ tự kiểm tra amply Karaoke

Các bước kiểm tra như sau: (ampi cali) bạn tách đường tín hiệu vào bo công suất (đường RL in) -> tháo sò công suất ra (sò ở cả 2 bên)
  • Bạn đo chân ra loa nếu khác 0v => hỏng mạch công suất
  • Nếu =0v => hong bo music hoặc bo mater
Kiểm tran bo cs như sau: bạn kiểm tra nguồn đối xứng cấp vào bo công suất, nếu nó không bằng nhau-> kiểm tra bo nguồn, nếu bằng nhau bạn kiểm tra lại các transitor ở mạch tiền khuyếch đại.

Bạn sửa đến khi nào đo đầu ra loa = 0v thì mới đươc lắp sò vào thử nếu không là bị tèo tiếp.
  • Chú ý: nếu hỏng sò khi thay sò mới bạn nên thay cả là sò mới (cùng kênh tiếng)
  • Ngoài ra cần kiểm tra lại loa, tuy nó chưa cháy nhưng cuôn dây bên trong đã bị cháy một phần nên khi chạy được 1 thời gian là bị cháy sò ngay.
Đa số các nguyên nhân khiến cho hỏng mạch công suất (CS) ampli là do trans kđđt (Khuếch đại điện thế).
Tầng kđđt (khuếch đại điện thế hay còn gọi là khuếch đại điện áp) là con trans nằm kế tiếp cặp vi sai đầu tiên. Vì tầm quan trọng của nó [chạy hạng A , cung cấp CS nhỏ, chịu áp lực của hai nguồn,…] nên đã có mạch, người ta dùng con đô- mi – nô trung như 2344,2073, v.v…làm con k- đ- đ- t Mấy cái mạch thông thường thì chỉ xài 1815 hay 1015 hoặc khá hơn là xài 2383, 1013.
Nói cho rõ hơn thì con trans kđđt là con mà cực CE của nó có nối tiếp mạch phân cực [ hai diode , hoặc 3 diode hoặc cực CE của con trans Bias…]

Mạch đời mới xài kiểu vi sai kép [ tức vi sai đối xứng] như vậy ta cũng sẽ có 2 con kđđt đối xứng. Bạn cứ coi mạng phân cực ở đâu thì trans kđđt ở đó.
Khoan thay sò, cứ sửa cái mạch trước, nếu “làm biếng” thì cứ thay mới mấy con trans, nhất là cứ thay con kđđt. Ghim điện, đo coi có volt DC ngõ ra hay không, đo volt BB của 2 con thúc [2073,940] coi có phải là 2vdc trở lại không. Nếu OK thì gắn sò vào ghim điện 110, nếu relay không đóng cứ hàn loa thẳng vào mạch rồi quẹt quẹt tụ IN xem coi loa có rột rẹt không. Sau đó ghim 220.
Tóm lại, sửa amply mạch CS thì thường là phải tháo hết sò công suất ra. Tháo 4 con thúc TIP41/42.. ra và thay bằng 4 con thúc mới, nếu bạn biết đo Bjt thì đo thử 4 con sò công suất xem có hỏng ko, nếu có thay cả 4 con luôn , thay hết trở bị cháy trên mạch , lắp thúc vào và chưa lắp Sò công suất vội , bạn nối 4 con trở 100 ôm thế vào chân B-E của 4 sò CS , rồi cấp điện , nếu ko thấy xì khói ở đâu là tạm , đo 2 đầu trở 100 ôm xem đc bao nhiêu vôn , nếu đc 0.3v - 0.5v là OK.


Các lưu ý trước khi sửa mạch công suất amply

  • Khi sửa mạch công suất ampli bạn cần tháo 2 con sò cuối ra để đảm bảo sự an toàn
  • Sau khi cân chỉnh xong mới gắn sò công suất vào
  • Nếu mạch CS xài “kiểu” một điện trở [ từ 100 ohm đến vài trăm ohm] nối vào 2 cực EE của 2 con thúc [2073,940] thì… không có điểm giữa ra loa

Phương pháp sửa mạch công suất amply

Nếu volt BB không vượt quá 2v4 trở lên, mặc dù có volt DC ngõ ra, bạn không gắn loa thì không sao cả.
Để an toàn, bạn gở mấy con sò ra ngoài, chỉ để mấy con thúc [ trước sò như 2073 ….] gắn đồng hồ đo volt DC ngỏ ra [lúc này khi cấp điện thì có volt DC ở ngõ ra cao bằng nguồn…] Thông thường cái vế phía trên, tức cái vế từ vi sai qua kđđt, qua thúc, đến sò, do có quá nhiều con trans liên lạc thẳng nên dễ sinh ra áp một chiều. Còn vế phía dưới thì “lép” hơn không “cân bằng” nổi với vế trên.
Lúc này, bạn phải thử nhá nhá vế trên xem coi có làm mất volt DC ngõ ra không bằng cách nối tắt BE của vi sai, nối tắt BE của kđdt [ lấy cây nhíp gấp vào]…nếu có mất volt DC ở ngõ ra thì chắc chắn là do vế trên sinh ra áp một chiều…Bạn có thể thử gia giảm trở ở cực E hai con vi sai, hoặc các con trở trên CE của con kđdt…
Nhớ thay mới con kđdt khi sửa bất kỳ mạch Công Suất nào.
Sau khi đo ngõ ra 0vdc, đo BB bằng khoảng 2v, đo BE tất cả các con trans bằng 0,6v….là mạch đã OK. Bạn gắn sò vào, ghim 110, đo ngõ ra coi có volt DC không, đo BB coi phải là 2v không. Rồi tiếp theo ghim 220.
Nhớ cái mạch mà 2 con thúc [2073,940] chỉ có một con trở ở hai cực E của nó nhé. Phải thêm hai con trở mỗi con vài chục ohm [ 100 ohm cũng được] gắn vào BE của con sò CS mới gở ra để cho con trở hồi tiếp âm của con vi sai thứ 2 có chỗ nối vào.
Sửa xong xuôi [ 0vdc, BB= 2v, BE =0,6v] thì gắn sò vào ghim 110, rồi ghim 220.

Hy vọng bài viết này sẽ đem tới cho bạn những thông tin hữu ích nhất về cách sửa cũng như bảo trì amply karaoke. Nếu bạn muốn sở hữu những sản phẩm âm thanh chất lượng nhất với giá cực tốt thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Loakaraoke tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu về âm thanh nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về sản phẩm. Liên hệ ngay để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. 

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Sửa chữa và bảo trì các thiết bị loa karaoke gia đình

Bạn đang sở hữu một dàn âm thanh karaoke cho gia đình mình. Nhưng thiết bị của bạn đã quá lâu và cũ khiến chất lượng âm thanh bị giảm đi rõ rệt. Nhưng làm thể nào để bạn có thể xác đinh cũng như nhận diện được nguyên nhân đến từ thiết bị nào trong dàn âm thanh karaoke gia đình của mình. Chúng ta đều biết, một bộ âm thanh karaoke cho dù đắt tiền hay bình dân thì nguyên lý hoạt động của nó đều giống nhau. Chình vì vậy, với những dấu hiệu nhận biết mà chúng tôi đưa ra dưới đây có thể áp dụng với hầu hết các dàn âm thanh trên thị trường. Các bạn tham khảo để có thêm nhiêuf thông tin hưu ích. 



Những nguyên nhân và cách sử chữa các thiết bị âm thanh karaoke gia đình

Trường hợp 1: Dàn karaoke gia đình không phát ra tiếng:

Kiểm tra nguồn điện của tất cả các thiết bị của bộ dàn, đèn Power có sáng hay không? Nếu một trong các thiết đó không có nguồn báo kiểm tra thiết bị đó như ổ cắm hoặc dây dẫn.
Đầu phát nhạc karaoke đã vận hành chưa ? mức volume đang để chế độ là bao nhiêu. Nhiều trường hợp mức âm lượng của đầu phát do một lý do nào đó đưa về bằng “0”.
Trường hợp đầu phát vẫn bình thường, âm lượng lên hết mà vẫn chưa thấy nhạc ta có thể kiểm tra bằng cách rút zắc kết nối từ đầu phát xuống ampli, dùng ngón tay vỗ thử vào đầu lõi của zắc. Nêu thấy tiếng đáp “bụp” ở loa thì có nghĩa đầu phát của bạn đang gặp sự cố, cần đến sự hỗ trợ của trung tâm bảo hành. “ Lưu ý lúc này ampli karaoke – volume đang để mức trung bình”.

Không có tiếng đáp ở loa, bạn có thể kiểm tra dây kết nối tín hiệu bằng cách, thay thử bộ dây khác, hoặc xác định nhanh, bằng một vật kim loại, quẹt thử tại ổ cắm zắc tín hiệu đầu vào của ampli, nghe thấy tiếng ù ra loa lúc đó ta thay bộ dây là xong.


Ampli karaoke mức volume của Master “ tổng” đã điều chỉnh lên vị trí từ 8-9h tối thiểu. Kiểm tra bằng cách cắm Micro “alo”, tiếng vẫn phát ra, có nghĩa từ ampli đến loa thông suốt không vấn đề gì.
Kiểm tra Volume Music đã nâng lên chưa? Núm này chỉ có tác dụng cho phần nhạc nền của đầu phát mà không ảnh hưởng của Micro khi “alo”. Tuy nhiên để hoạt động tốt và hiệu quả, thì cân bằng và điều chỉnh 2 núm này đóng vai trò giữa nhạc, và tiếng hát trước khi đến Volume Master.
Qua phần ampli vẫn chưa khả quan, tiếp tục kiểm tra đến dây dẫn từ amply đến loa. Trường hợp này thường xảy ra ít hơn so với 2 trường hợp trên bởi: loa hư cả 2 chiếc gần như rất ít. Dây dẫn tín hiệu đứt cả 2 cũng vậy. Kiểm tra dây loa từng chiếc một, từ amply như sau: tháo zắc cài dây loa, dùng viên pin tiểu 1,5v, một đầu dây loa đặt cố định vào một cực của pin, đầu còn lại bạn quẹt nhẹ vào cực còn lại của pin. Tiếng đáp “lột sột” có nghĩa là loa tốt, không đáp có nghĩa bạn phải kiểm tra dây loa, cho đến khi xác định là loa hư, hỏng hay không.

Khi kiểm tra loa karaoke, đầu hát karaoke, dây dẫn tín hiệu, dây ra loa, mọi thứ tốt. Volume điều chỉnh bình thường, mà âm thanh vẫn không có, vấn đề chính nằm ở chiếc amply gặp trục trặc đến 99%.

Trường hợp 2: Dàn karaoke phát một bên loa.
Tình huống này thường xuyên xảy ra, nhưng ít người phát hiện được. Tuy nhiên với người có đôi tai nhạy cảm họ sẽ phát hiện rất nhanh. Cách kiểm tra như ở trên, thêm chút lưu ý “chiết áp”, núm Volume Master tiếp xúc kém, cũng là nguyên nhân gây mất âm thanh. Thêm nữa gây tiếng rè, nghẹt lúc có lúc mất, bạn có thể xoay đi xoay lại “chiết áp” đó có một điểm sẽ tiếp xúc bình thường và hát trở lại, cách này sử dụng mang tính cấp bách, tạm thời. Bạn nên mang đến hiệu sửa chữa thay thế khi thuận lợi.



Trường hợp 3: Dàn karaoke phát tiếng rất nhỏ.
Tăng hết âm lượng 2 volume Music và Master ở ampli + volume đầu phát. Tiếng micro karaoke vẫn bình thường. Hiện tượng này bạn nên cẩn thận đưa volume Master về vị trí 9h, kẻo “vỡ nhà”. Hãy chú ý đến nút chuyển cửa tín hiệu đầu vào A, B như trên hình bạn ấn vào, hoặc nhả ra.

Trường hợp 4 : Dàn karaoke bị hú, rú rít.

Trường hợp này nếu để lâu sẽ gây hư, cháy loa tress. Các trường hợp có thể xảy ra như sau: Loa đặt gần vị trí người ngồi hát hoặc đứng hát. Hay xảy ra đối với bộ loa cây hoặc loa thùng đứng. Hoặc loa karaoke treo thấp hơn qui định tối thiểu 2,5 m so với nền nhà. Âm lượng micro karaoke quá lớn, amply karaoke mở nhạc quá mạnh, các “núm chỉnh” Hi của Master và Music, Micro, echo vượt qua ngưỡng 12H như trên hình vẽ.

Cách khắc phục hiện tượng rú rít : Bạn quay hướng loa tránh không vào vị trí trung tâm của điểm ngồi hát, khi khoảng cách quá gần. Điều chỉnh các núm vulome Hi về mức tốt nhất là khoảng 9 – 10h, đồng thời điều chỉnh các núm liên quan về mức từ 10-11h.



Tóm lại các vấn đề:

Để bộ dàn karaoke gia đình hoạt động đúng nguyên lý và ổn định, các bạn nên tuân thủ các điều kiện, cũng như tiêu chuẩn về thông số an toàn của nhà sản xuất. Những trường hợp xảy ra thường ít khi gặp, nhưng đôi khi vì thiếu hiểu biết, mà vô tình chúng ta gây thêm thiệt hại không đáng có cho thiết bị của mình.

Chúc các bạn có những giờ phút vui vẻ bên gia đình đón giờ phút giao thừa và tận hưởng những giây phút thoải mãi nhất bên bộ sản phẩm dàn karaoke gia đình của mình.

Nếu bạn muốn sở hữu những sản phầm âm thanh chất lượng với giá tốt nhất hãy liên hệ ngay với Loakaraoke. Tất cả các sản phẩm của chúng tôi đều được kiểm tra bởi những chuyên gia trước khi đến tay người tiêu dùng. Nhanh tay liên hệ để nhận thêm nhiều ưu đãi hấp dẫn khác. 

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Cách sửa Micro Karaoke cho quán cà phê

Bạn là chủ một quán cà phê karaoke nhưng những thiết bị âm thanh của bạn qua thời gian cũng đang có dấu hiệu hư hỏng. Đặc biệt là chiếc Micro, sản phẩm này thường xuyên bị hư hỏng vì tần suất hoạt động của nó khá lớn. Tuy nhiên, bạn lại phân vần không biết nên mua một chiếc Micro mới hay sửa chiếc Micro cĩ của mình. Bài viết này của Loakaraoke sẽ hướng dẫn bạn cách sửa lại chiếc micro karaoke cho quán cà phê. 



Những lỗi thường gặp với micro karaoke

Bất kỳ thiết bị nào sử dụng đều có nguy cơ bị hỏng hóc sau một thời gian làm việc dài, những lỗi mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau và cách khắc phục cũng không giống nhau. Dưới đây là một số lỗi thường gặp bạn nên lưu ý để cải thiện nó.
  • Dàn âm thanh vẫn phát nhạc nhưng micro karaoke không phát ra tiếng
  • Loa phát ra tiếng micro nhưng không có tiếng nhạc
  • Loa karaoke không phát ra âm thanh
  • Micro của bạn bị hú trong dàn hát…..


Giải pháp sửa micro karaoke trong trường hợp cụ thể.

Loa karaoke của bạn không phát ra âm thanh.

Đầu tiên bạn hãy kiểm tra xem loa đã được kết nối với amply hay chưa, dây kết nối có bị lỏng hay đứt gãy hay không? Dây nối micro có bị đứt hay tuột hay không? Nếu có, hãy thay dây mới hoặc hàn dây bởi nếu để tình trạng này thường xuyên sẽ dẫn đến cháy loa, ảnh hưởng đến cả hệ thống cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải trí của bạn.



Các chuyên gia luôn quy ước như sau:
  • Sợi dây màu đỏ ⇔ dây cực dương (+)
  • Sợi dây màu xanh ⇔ dây cực âm (-)
  • Sợi dây màu nâu hoặc đen ⇔ dây mass

Dây micro karaoke có nhiều loại khác nhau nên tùy từng dây mà ta áp dụng cách hàn dây khác nhau cho phù hợp. Hãy chắc chắn rằng bạn làm đúng quy ước chuẩn mực để có được thiết bị tốt và an toàn nhất sau khi sửa.



Micro karaoke nhà bạn bị rè, hú, rít

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc mic thu âm rè, hú, rít, và hầu hết mọi người đều nghĩ nguyên nhân là do nhà sản xuất nhưng thực tế chỉ ra rằng các nguyên nhân chính đó là:
  • Đứng phía trước mặt loa: Khi bạn đứng quá gần hay ngay trước mặt loa là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, còn nguyên nhân khác do bị cộng hưởng âm.
  • Micro thiếu công suất, việc này dẫn đến mic bị hú rít lên khi sử dụng.
  • Không chỉnh đúng các nút chỉnh ECHO, Micro Base, Micro Treble theo đúng cách.
  • Phòng hát quá nhỏ dẫn tới việc bị cộng hưởng âm thanh.
  • Để 2 micro gần sát nhau.
  • Để micro nằm trên mặt bàn mà không tắt.
  • Micro không dây bị hết PIN.
  • Thủng màng micro.


Sau khi phát hiện các nguyên nhân dẫn tới micro bị rè, hú, rít thì chúng ta cần phải khắc phục ngay tình trạng đó. Nếu để lâu dẫn tới việc màng loa sẽ bị ảnh hưởng không tốt dẫn tới việc phát nhạc sau này sẽ bị ảnh hưởng, âm thanh dàn loa sẽ xấu đi.

Các bạn không được đứng trước mặt loa ở khoảng cách gần để hát hay test loa, cho nên bạn cần đứng xa mặt loa từ 2-3m, hoặc đứng ra đằng sau mặt loa khi hát karaoke hoặc test loa nhé.
Hãy giúp micro karaoke đủ công suất bằng việc tăng công suất dàn amply lên nhé, việc này sẽ khắc phục được nguyên nhân bị hú rè.
Hãy chỉnh âm thanh theo cách mà tôi hướng dẫn có sẵn khi mua để có được hiệu quả tốt nhất.
Cách sửa Micro Karaoke cho quán cà phê 21

Lưu ý chung khi sửa chữa

  • Hãy tìm hiểu kĩ thương hiệu và sản phẩm của bạn trước khi sử dụng: Nhận biết được Micro có dây và không dây
  • Một số lỗi đơn giản bạn có thể tự khắc phục
  • Nếu lỗi phức tạp hãy mang đến các cơ sở uy tín để thiết bị của bạn được sửa một cách an toàn và tốt nhất.

Trên đây là lỗi và một số cách sửa micro karaoke đơn giản. Nếu vẫn không khắc phục được bạn nên mang micro của mình đến địa điểm uy tín để sửa chữa. Còn bất cứ thắc mắc hay bất kỳ lỗi nào về chiếc micro karaoke của mình hãy theo dõi website: Loakaraoke.com.vn. 


Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2019

Cách để sử dụng Amply karaoke tốt nhất

Dàn âm thanh đang dần trở thành những thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên việc sử dụng những thiết bị âm thanh này sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết. Việc bảo trì các thiết bị loa karaoke gia đình là điều cần thiết vì muốn sử dụng được hiệu quả và lâu dài thì bạn phải biết cách bảo quản dàn âm thanh đó, cụ thể là những thiết bị âm thanh như loa, amply, đầu đĩa CD,... Chính vì vậy, Loakaraoke xin chia sẻ tới bạn cách để sử dụng và bảo quản amply karaoke chính hãng một cách tốt nhất. 


Trình tự tắt mở

Có lẽ mọi người đều cho rằng việc mở và tắt một thiết bị âm thanh vô cùng đơn giản. Khi cần sử dụng thì bật lên, khi ngưng sử dụng thì tắt đi. Điều này là hoàn toàn sai. Đối với amply có một nguyên tắc rất cơ bản được áp dụng đó là “mở sau cùng/tắt đầu tiên”. Tức là khi cần sử dụng amply, khi tất cả các thiết bị có liên quan từ đầu CD, loa,…đã được mở thì amply được mở lên sau cùng. Việc mở sau cùng và tắt đầu tiên này nhằm tránh việc amply khuếch đại những tín hiệu không cần thiết mà nó nhận được như tiếng tắt/mở của đầu CD, tiếng kết nối của giác cắm micro,…

Ngoài ra, nếu bạn dùng các thiết bị đèn khác thì nên chờ ít nhất 1 phút sau khi thiết bị đèn được bật, rồi mới mở amply.

Cách bảo quản và vệ sinh amply:

Ông bà ta có câu “Của bền tại người”. Muốn một thiết bị âm thanh sử dụng được lâu dài và mang lại âm thanh tuyệt hảo thì người sử dụng phải đảm bảo thiết bị được bảo quản và lau chùi sạch sẽ từ trong ra ngoài. Nên nhớ, âm thanh rất nhạy cảm, chỉ cần bỏ qua một vài chi tiết nhỏ cũng dẫn đến chất lượng âm thanh giảm sút. Đặc biệt không phải ai cũng biết cách vệ sinh amply karaoke, tốt nhất là bạn nên làm theo các bước sau để tránh trường hợp hư hỏng không đáng có:
  • Việc đầu tiên cần làm là phải tháo bo bảng mạch ra.
  • Tiếp đến dùng bàn chải đánh sạch mặt hàn thiếc, dùng chổi quét sơn làm sạch bụi bẩn phía dưới link kiện.
  • Dùng vòi xịt khô để xịt hết các bụi bẩn bám chặt và nằm ở những vị trí khó vệ sinh bằng bàn chài và chổi quét. Đối với những vết ố bẩn, bạn có thể nhúng bàn chài vào cồn để lau.
  • Nếu có sử dụng cồn thì dùng vòi xịt khô lại một lần nữa cho ráo. Bước này vô cùng quan trọng, thiết bị phải khô hoàn toàn mới có thể sử dụng được.

*Lưu ý: Phải nhẹ tay, tránh làm đứt các mạch và hỏng linh kiện của amply.

Sau khi để khô thì lắp ráp lại amply đúng theo quy trình. Chỉnh volume về mức nhỏ nhất, sau đó bật amply và tăng dần volume để kiểm tra âm thanh. Nếu âm thanh tốt, không bị rè hay méo tiếng thì ổn.

Ngoài ra, không nên để amply ở những nơi ẩm ướt, phải đặt amply ở những nơi thoáng mát. Vì amply là thiết bị điện tử, cực kì nhạy cảm với nước và độ ẩm cao.


Trên đây là những chia sẻ của Loakaraoke, hi vọng bài viết này sẽ đem tới cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu bạn muốn sở hữu những sản phẩm âm thanh như loa karaoke giá rẻ, amply karaoke chính hãng,... với chất lượng tốt nhất thì hay nhanh tay liên hệ với chúng tôi. Loakaraoke tự hào là đơn vị hàng đầu trong việc cung cấp các thiết bị âm thanh uy tín bậc nhất. 


Nguyên nhân nào khiến loa karaoke bị cháy?

Loa karaoke là một thiết bị quan trọng trong dàn âm thanh. Tuy nhiên, trường lợp loa karaoke bị cháy không phải là hiếm gặp. Việc loa karao...

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More